Cỏ Nhọ nồi (còn có tên Cỏ mực,
Hạn liên thảo) vị chua, ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can, thận; có tác dụng lương
huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng
huyết nhiệt, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong huyết. Gần đây,
Y học cổ truyền đã có nhiều ứng dụng mới về cỏ Nhọ nồi trên lâm sàng, đạt hiệu
quả tốt.
Theo sách “Thần nông bản
thảo”, cỏ nhọ nồi được cho là “ thuốc cầm máu nổi tiếng”,
chuyên dùng chữa xuất huyết nội tạng ( xuất huyết dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong
kinh, chảy máu cam). Sách đường bản thảo viết: người bị chảy máu dữ dội, sử
dụng cỏ nhọ nồi đắp sẽ cầm nhanh. Bản kinh ( cách đây 2000 năm) viết : “chảy
máu không cầm, đắp cỏ mực cầm ngay”. Viện quân y cùng bệnh viện Đống Đa từng
dùng cỏ nhọ nồi chống dịch sốt xuất huyết vào năm 1969 trên 230 bệnh nhân nội
trú, kết quả 99.6% khỏi bệnh
Cỏ
nhọ nồi chữa gan nhiễm mỡ
Gan
nhiễm mỡ là cả một quá trình tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến các tạng phủ của cơ
thể, làm chức năng tạng phủ bị tổn thương. Bệnh lâu ngày vào thận, thận tinh
dần hao tổn, thuỷ (thận) không nuôi dưỡng được mộc (can), ắt can kém sơ tiết,
tỳ kém kiện vận, lipit huyết vận hoá không bình thường, tích ứ ở huyết làm tắc
nghẽn can lạc mà thành gan nhiễm mỡ. Mỡ tồn đọng lâu ngày ở can, can uất lâu
ngày tất sinh nội nhiệt. Can tàng huyết nên thành nhiệt huyết.
Bài thuốc:
Cỏ nhọ nồi 30 - 100g, Nữ trinh tử 20g, Trạch tả 15g, Đương quy 15g; Trường hợp
gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, Chỉ củ tử (hạt Khúng khéng)
15g, Bồ công anh 15g; người bị viêm gan virut, nhất là viêm gan B mạn thì thêm:
Phong phòng 15g, Bán biên liên 20g, Hổ trượng 15g. Người bị bệnh đái đường,
thêm: Huyền sâm 15g, Thương truật 15g; người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì
thêm: Đại hoàng 6 - 10g, Hà diệp (lá sen) 15g; người tỳ hư thêm Phục linh 12g,
Bạch truật 20g. Mỗi ngày uống một thang.
Cỏ
nhọ nồi chữa bạch biến
Bệnh
này, một là do phong tà từ ngoài xâm nhập vào da, tấn công lỗ chân lông làm cho
huyết khí ứ trệ, tắc mao khiếu, không nuôi dưỡng được da; hai là do bên trong
huyết hư sinh phong, lại thêm khí trệ huyết ứ, gốc thì hư mà ngọn thì thực
Bài
thuốc: Cỏ nhọ nồi 30g, Sa uyển tử 15g, Sinh hà thủ ô 30g, Bạch chỉ 12g, Đương
quy 10g, Xích thược 10g, Đan sâm 15g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Thiền thoái
6g; sắc uống ngày một thang; 15 ngày là một liệu trình.
Trong
bài thuốc: Cỏ nhọ nồi, Đương quy, Sinh hà thủ ô, Đảng sâm, Bạch truật có tác
dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; Bạch chỉ, Thiền thoái
có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; Đan sâm, Xích thược
có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần
hoàn huyết dịch.
Cỏ
nhọ nồi trị eczema trẻ em
Cỏ
nhọ nồi tươi, rửa sạch, giã lấy nước, cho vào nồi hấp 15 - 20 phút (tiệt trùng),
để nguội, bôi chỗ đau, ngày vài ba lần, hoặc 50g Cỏ nhọ nồi khô (nếu không có
tươi) sắc lấy nước rồi cô đặc, bôi chỗ đau; thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ
giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi.
Theo
Y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp
nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng Cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.
(Theo
Trung y tạp chí)
GS.
Phạm Đình Sửu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét