Tên khác: Miên Hoàng kỳ, Tiễn kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ.
Tên khoa
học:
Astragalus membranaceus (Fisch) Bge Thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Phần dùng
làm thuốc:
- Rễ (Radix Astragali).
Thành phần
hóa học:
-
Theo Sở dược thuộc Viện nghiên cứu y học Bắc kinh: trong Hoàng kỳ có Cholin,
Betain, nhiều loại Acid Amin và Sacarosa.
-
Theo Lý Thừa Cố (Sinh dược học 1952): trong Hoàng kỳ có Sacarosa, Glucosa, tinh
bột, chất nhầy, gôm, hơi có phản ứng Alcaloid.
-
Trong Hoàng kỳ có Sacarosa, nhiều loại Acid Amin, Protid (6,16- 9,9%), Cholin,
Betain, Acid Folic, Vitamin P, Amylase (Trung Dược Học).
-
Trong Hoàng kỳ có 2,4’ - Dihyroxy - 5,6 - Dimethoxyisoflavane, Choline,
Betaine, Kumatakenin, Sucrose, Glucoronic Acid, b-Sitosterol (Chinese Hebral
Medicine).
-
Soyasaponin I, Calycosin-7-O-b-D-Glucoside, 2’-Hydroxy-3’,
4’-Dimethoxyisoflavane-7-O-b-D-Glucoside,
9,10-Dimethoxypterocarpan-3-O-b-D-Glucoside (Vương Đức Khiêm – Trung Thảo Dược
1989, 20 (5): 198.
-
Palmatic acid, Linoleic acid, Linolenic acid (Lưu Thiên Bồi – Gian Tô y Dược
1978, 2: 32).
-
Coriolic acid (Subarnas Anas và cộng sự Planta Med, 1991, 57 (6): 590.
Tác dụng
dược lý:
- Tăng cường chức năng miễn dịch của
cơ thể: Hoàng kỳ làm tăng chức năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, nếu cùng
dùng với Linh chi, Đảng sâm thì tác dụng càng rõ. Người bình thường sau khi cho
uống nước sắc Hoàng kỳ thì IgM, IgE và cAMP trong
máu tăng lên rõ, SIaA trong nước miếng giảm rõ. Hoàng kỳ và
Polysaccharide của nó có khả năng làm cho tế bào tương của lách súc vật tăng
sinh, thúc đảy sự hình thành kháng thể và nâng cao tính miễn dịch của thể dịch.
Hoàng kỳ không những làm tăng cường chức năng miễn dịch mà lại còn có tác dụng
điều tiết 2 chiều, có thể coi Hoàng kỳ như 1 vị thuốc điều tiết miễn dịch
(Trung Dược Học).
- Thúc đẩy quá trình chuyển hóa
trong cơ thể: Làm thí nghiệm mỗi ngày: thụt vào bao tử chuột nhắt nước
sắc Hoàng kỳ trong 3 tuần, chuột khỏe lên. Hoàng kỳ dùng trong nuôi dưỡng tế
bào làm cho tế bào sinh trưởng nhanh, số lượng tế bào hoạt động tăng lên nhiều,
tuổi thọ kéo dài. Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy thuốc làm tăng cương1
chuyển hóa sinh lý của tế bào, tác dụng này có thể do thuốc có tác dụng điều
chỉnh cAMP và cGMP trong tế bào. Hoàng kỳ có thể
thúc đẩy sự chuyể hoa Protid của huyết thanh và gan, đây cũng là 1 mặt
quan trọng của tác dụng ‘Phù Chính’ của thuốc (Trung Dược Học).
- Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc
và cao lỏng Hoàng kỳ đối với súc vật thực nghiệm (chuột cống, thỏ, chó...) và
người thường đều có tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Súc vật sau khi uống thuốc, lượng
nước tiểu tăng 64% (Trung Hoa Y Học Tạp Chí, 47 (1): 7-11, 1961) nhưng
phạm vi liều lượng có hiệu quả hẹp, liều thấp không có tác dụng, ngược
lại, liều quá cao lại làm cho nước tiểu giảm(Tác Dụng Hạ Áp Và Lợi Niệu
Của Hoàng Kỳ, Dược Học Học Báo 12 (5), 319-324,
1965).
- Tăng Lực co bóp của của tim bình
thường: đối với trạng thái suy tim do mệt mỏi hoặc do nhiễm dộc, tác dụng
cường tim của thuốc càng rõ. Dịch tiêm Hoàng kỳ có tác dụng 100% làm cho mạch
co bóp và làm nhanh nhịp tim cô lập của thỏ (Trung Dược Học).
- Hạ áp: Nước sắc, cao lỏng,
cồn Hoàng kỳ tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch cho súc vật đã gây mê đều có tác
dụng hạ áp nhanh nhưng thời gian ngắn. Tác dụng hạ áp có thể do thuốc làm dãn
mạch ngoại vi ( Trung Dược Ưùng Dụng Lâm Sàng). Thí nghiệm trên chuột bạch và
chuột lang còn chứng minh thuốc có tác dụng tăng sứ đề kháng của mao mạch, do
đó, có thể đề phòng hiện tượng thẩm thấu của mao mạch tăng mạnh do Clorofoc,
Histamin tạo nên (Trung Dược Học).
- Đối với Thận và niệu đạo:
Trên lâm sàng cho thấy Hoàng kỳ cùng
dùng với Đảng sâm trị đạm niệu do Thận hư nhiễm mỡ. Nếu dùng liều cao thuốc có
tác dụng làm giảm đạm niệu. Có báo cáo cho bằng dùng bột Hoàng kỳ tốt hơn
(Trích Luận Văn Hội Nghị Khoa Học Sinh Lý Trung Quốc, trang 135,1964).
Dùng lượng lớn Hoàng kỳ có thể giảm
phù và cải thiện trạng thái dinh dưỡng của cơ thể (Trích Luận Văn Báo Cáo
Tại Hội Nghị Khoa Học Sinh Lý Toàn Quốc Trung Quốc Lần Thứ 2, trang 13,1963).
- Kháng Khuẩn: trong ống nghiệm
thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lỵ Shigella, liên cầu khuẩn
dung huyết, phế cầu, tụ cầu vàng (Trung Quốc Tạp Chí 1947, 67: 648-656,).
- Đối với tử cung: dịch tiêm Hoàng
kỳ có tác dụng hưng phấn co bóp tử cung cô lập của chuột cống 100%. Nước
sắc Hoàng kỳ có tác dụng ức chế ruột cô lập của thỏ. Polysaccharide Hoàng kỳ có
tác dụng kháng tế bào ung thư. Dịch tiêm Hoàng kỳ trong ống nghiệm có tác dụng
làm tăng trưởng xương đùi của phôi thai gà (Trung Dược Ưùng Dụng Lâm Sàng).
- Đối với gan: Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ gan, chống
giảm sút Glycogen ở gan (Trích Luận Văn Báo Cáo Tại Hội Nghị Học Thuật Của Hội
Dược Học Trung Quốc 1963, trang 332-333).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét