14 tác dụng đã được chứng minh của địa hoàng

Địa hoàng có tên khoa học là: Rehmania Glutinosa Gaertn Libosch thuộc họ Hoa Mõm chó (SCROPHULARIACEAE).
Địa hoàng là cây thuốc quý cho 2 vị thuốc: Sinh địa (tức là củ Địa hoàng còn sống) và Thục địa (tức là củ Địa hoàng đã được nấu chín). Cả hai vị thuốc Sinh địa và Thục địa đều nằm trong đầu vị thuốc Bắc. Cây địa hoàng bắt đầu được trồng ở Việt Nam từ năm 1958.
Sinh địa
Theo YHCT, Sinh địa có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, vào 4 kinh Tâm, Can, Thận và Tiểu trường, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, ức chế huyết đường, lợi tiểu, mạnh tim nên thường được dùng trong các bệnh thiếu máu, suy nhược, tiểu đường, chảy máu, rong kinh. Theo Dược điển, ngày dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác do lương y kê đơn.
Thục địa
Thục địa là rễ của Địa hoàng đã được nấu chín. Song việc chế biến Thục địa rất cầu kỳ.
Thục địa vị ngọt, tính ấm, vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ thận, sáng mắt, thính tai, đen râu tóc (tư dưỡng), làm cường tráng cơ thể, người lao tâm khổ tứ lo nghĩ, hoại huyết nên dùng. Liều dùng 8-16g một ngày, có thể dùng tới 40g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các loại thuốc khác.

---------------------------------------------------------------------------------------------
Địa hoàng là một vị thuốc quý mà theo y học cổ truyền Trung Hoa, đây là vị thuốc đứng đầu trong các loại thảo mộc, trị bách bệnh. Tác dụng của địa hoàng được biết đến trên nhiều hệ cơ quan khác nhau của cơ thể như : hệ thống miễn dịch, nội tiết, tim mạch, thần kinh, giúp chống khối u, ngăn ngừa oxy hóa và đặc biệt nó có tác dụng nổi trội trên hệ tạo máu. Từ 2000 năm trước, địa hoàng đã được các thầy thuốc sử dụng để dưỡng âm, thanh nhiệt, làm mát máu, trị các chứng chảy máu do huyết nhiệt như : chảy máu cam, chảy máu chân răng, tạng chảy máu, băng huyết, kinh nguyệt không đều.
Từ năm 1958, địa hoàng được nhập về Việt Nam và gieo trồng. Cho tới nay, số lượng các công trình nghiên cứu về cây địa hoàng đã tạo ra một nền tảng đồ kiến thức đồ sộ về vị dược liệu này.
Theo các kết quả nghiên cứu, trong địa hoàng chứa khoảng hơn 70 loại hợp chất hóa học, trong đó có nhiều hợp chất có tác dụng dược lý quan trọng. Phần lớn trong số đó là các hợp chất iridoid như catalpol, dihydrocatalpol, các flavonoid… Số lượng và các hợp chất chứa trong địa hoàng có thể thay đổi qua chế biến. Theo đó, 2 vị dược liệu là sinh địa hoàng và thục địa hoàng được chế biến từ địa hoàng đều là 2 vị thuốc quý với những tác dụng tương đối khác nhau.
Catalpol là hoạt chất có tác dụng dược lý chính trong địa hoàng, như : hạ đường  huyết, lợi tiểu, hạ  huyết áp, nhuận tràng, chống viêm.
1, Tác dụng cầm máu:
Theo TCM, địa hoàng có tác dụng cầm máu, làm lương huyết (làm mát máu), tăng cường tạo máu. Dịch chiết nước từ địa hoàng có tác dụng kích thích tăng sinh và biệt hóa tế bào máu từ các tế bào mẫu ở tủy xương. Cả rễ địa hoàng khô và tươi đều cho tác dụng cầm máu, chống tác dụng kéo dài thời gian đông máu gây ra bởi dùng aspirin.
Địa hoàng còn được dùng kết hợp với 1 số thảo dược để cầm máu trong trường hơp xuất huyết dạ dày : Trên lâm sàng, địa hoàng khi sử dụng kết hợp với hoàng kì trên bệnh nhân chảy máu dạ dày – ruột cho kết quả : làm giảm và dừng hẳn chảy máu sau 4-5 ngày sử dụng
2, Tác động lên quá trình đông máu
Địa hoàng có tác dụng ngăn chặn các bất thường của hệ tuần hoàn và tạo máu, làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh lý mãn tính. Theo một nghiên cứu về địa hoàng của các nhà khoa học Hàn Quốc, cho thấy, địa hoàng có tác dụng tăng cường chức năng của tiểu cầu và các thrombin tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông.
Dịch chiết 50% của địa hoàng trong cồn ethanol cho tác dụng kích thích hoạt tính của các fibrinogen (sợi tiêu huyết tham gia quá trình đông máu), ngăn biến dạng hồng cầu, giúp tăng số lượng tế bào hồng cầu
3, Tác động trên hệ tạo máu và tủy xương:
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, địa hoàng có tác dụng làm tăng đáng kể số lượng cả các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, làm tăng trọng lượng cơ thể của chuột bị suy tuyến giáp
4, Tác dụng chống khối u:
Trong một nghiên cứu của Chao và cộng sự, cho thấy, dịch chiết địa hoàng trong nước có tác dụng chống khối u và tham gia hoạt động cân bằng nội môi cơ thể, thông qua cơ chế tăng sinh tế bào lympho T ở chuột.
Ngoài ra Kohji và cộng sự còn phát hiện ra địa hoàng có tác dụng ức chế sự tăng sinh của tế bào Hela. Qua đó, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất việc sử dụng địa hoàng kết hợp với các thuốc điều trị trong bệnh ung thư phổi, ung thư gan.
5, Trên hệ thống miễn dịch:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dịch chiết địa hoàng trong các dung môi khác nhau sẽ cho tác dụng khác nhau trên hệ miễn dịch.
Dịch chiết nước của địa hoàng làm tăng số lượng tế bào lymphocyte ngoại vi ở chuột thông qua kích thích quá trình sinh tổng hợp DNA và protein-  vật liệu di truyền của tế bào lympho và đồng thời làm tăng cường đáng kể việc sản xuất interleukin-2 (là loại lymphokin do tế bào T tiết ra, là yếu tố kích thích tăng trưởng tế bào với vai trò quan trọng : kích thích hoạt động tế bào miễn dịch lympho B và tế bào NK diệt tự nhiên, tấn công tế bào đích), do đó giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó, địa hoàng làm tăng đáng kể số lượng tế bào miễn dịch lympho B, lympho T, đặc biệt trong các trường hợp suy giảm miễn dịch và khối u.
Không những vậy, địa hoàng giúp tăng giải phóng histamine và yếu tố hoại tử khối u.
Nước sắc Địa hoàng làm tăng hoạt tính tạo phân bào của phorbol myristat acetat và phytohemaglutimin trên tế bào lách của chuột cống trắng. Nhưng không có thể hiện khi không có các chất tạo phân bào trên. Điều này chứng tỏ Địa hoàng có tác dụng kích thích và điều hoà miễn dịch. Địa hoàng thể hiện hoạt tính ức chế miễn dịch trên in vivo của các hoạt chất 2 – phenylethyl glycosid, các jionosid A1 và B1. Khi thử nghiệm kết hợp sử dụng Địa hoàng và glucocorticoid ở trên thỏ, thấy Địa hoàng không làm mất tác dụng của corticoid, nhưng hạn chế các tác dụng không mong muốn của corticoid trên tuyến yên và thượng thận của thỏ (làm teo nhỏ tuyến thượng thận).
6, Tác dụng trên tim mạch:
Địa hoàng có tác dụng rất mạnh trên hệ tim mạch và các dịch chiết trong các dung môi khác nhau cũng sẽ cho tác dụng khác nhau.
Địa hoàng làm ức chế các chức năng tim, giúp hạ huyết áp, tăng cường chức năng tế bào cơ tim.
7, Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương:
Theo các báo cáo khoa học gần đây, nhóm hợp chất captalpol trong địa hoàng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh vùng đồi thị, thông qua khả năng chống oxy hóa và tiêu hủy tế bào, điều hòa biểu hiện gen của tế bào đệm thần kinh có nguồn gốc từ tế bào dưỡng thần kinh.
Dịch chiết địa hoàng có tác dụng an thần do làm tăng thời gian ngủ kiểu phenobarbital ở chuột và chống trầm cảm do stress. Địa hoàng là vị thuốc tiềm năng được đề nghị trong điều trị Alzheimer và Parkinson, cũng như các chứng thiếu mãu não cục bộ khác.
8, Tác dụng trên hệ tạo xương:
Các nghiên cứu cho thấy, địa hoàng có tác dụng tăng cường  hoạt động trao đổi chất của tế bào xương, kích thích hoạt động của tế bào tạo xương và ức chế quá trình hủy xương.
Địa hoàng giúp ức chế quá trình mất xương, giúp tăng mật độ xương trong bệnh loãng xương, thông qua nhiều cơ chế phối hợp giữa IL-β, TNF – α, PGE 2  và sự tăng cường biểu hiện gen của COX-2.
9, Tác động trên hệ nội tiết và chuyển hóa đường glucose:
Địa hoàng không chỉ giúp dưỡng âm, khắc phục tình trạng thiếu âm, mà còn  giúp cải thiện những bất thường trong hoạt động nội tiết của tuyến giáp.
Dịch chiết rễ địa hoàng giúp làm tăng tiết corticosteroid trong những trường hợp bị ức chế tiết tự nhiên bởi dexamethasone. Điều này gợi ý rằng, dịch chiết rễ địa hoàng giúp làm giảm ảnh hưởng của glucocorticoid trên chức năng nội tiết của tuyến yên.
Theo y học cổ truyền Trung Hoa, địa hoàng được coi là vị thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường. Địa hoàng giúp điều hòa đường huyết thông qua việc, tăng cường hoạt động của enxyme phân giải đường glucokinase, kích thích tăng tiết insulin giúp tăng chuyển glucose vào tế bào, giảm glycogen ở gan.
Trên bệnh nhân tiểu đường, địa hoàng làm giảm đường huyết rõ rệt.
10, Tác dụng chống lão hóa:
Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, địa hoàng có ảnh hưởng đáng kể trong việc chống oxy hóa của các tế bào não.
11, Tác dụng ức chế tiết acid dịch vị và chống viêm loét dạ dày:
Dịch chiết địa hoàng trong cồn có tác dụng ức chế tiết acid tại dạ dày, ngăn chặn hình thành vết loét và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét.
12, Giảm albumin niệu và tăng cường chức năng thận:
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, cho thấy, dịch chiết 10% trong nước của địa hoàng giúp làm giảm bài tiết protein qua đường tiết niệu, tăng cường chức năng thận.
13, Bảo vệ gan:
Theo nghiên cứu của Gao và Liu, địa hoàng có tác dụng tăng cường hoạt động chống oxy hóa của glutathione tại gan, ức chế sự oxy hóa lipid, tăng cường chức năng tế bào miễn dịch
14, Điều trị các bệnh viêm tai giữa:
Một số báo cáo đã chỉ ra rằng, glycoside iridoid  có tác dụng hiệu quả trong việc dọn dẹp các gốc tự do.
Theo đó, dễ dàng nhận thấy địa hoàng là vị thuốc quý giúp cầm máu trong các bệnh lý chảy máu, suy giảm tiểu cầu tới từ cả nguyên nhân miễn dịch tự miễn hoặc sau nhiễm trùng, sau nhiễm H. pylori (gây loét dạ dày tá tràng), suy giảm miễn dịch (HIV) hay viêm gan (B, C). Đồng thời, địa hoàng có tác dụng kiểu corticoid mà không gây tác dụng phụ như corticoid trên bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu ITP.
Nhờ các tác dụng quý của mình, địa hoàng được chọn là vị thuốc “quân” trong công thức sản phẩm ITP Bloodwell.

Tài liệu tham khảo:
1,Biren N. Shah1 , Pankaj B. Patel2*, Ankit B. Patel2 , Bhavesh S. Nayak1 and Dikshit C. Modi1 . REHMANNIA GLUTINOSA – A PHYTO-PHARMACOLOGICAL REVIEW,
Pharmacologyonline 1: 737-753 (2010) Newsletter Biren et al.
2, Libosch. ex Fisch & C.A. Mey. Rehmannia glutinosa, Chinese Foxglove, 2009.









Leave a Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Phản hồi gần đây