Bài viết mới nhất

14 tác dụng đã được chứng minh của địa hoàng

Địa hoàng có tên khoa học là: Rehmania Glutinosa Gaertn Libosch thuộc họ Hoa Mõm chó (SCROPHULARIACEAE).
Địa hoàng là cây thuốc quý cho 2 vị thuốc: Sinh địa (tức là củ Địa hoàng còn sống) và Thục địa (tức là củ Địa hoàng đã được nấu chín). Cả hai vị thuốc Sinh địa và Thục địa đều nằm trong đầu vị thuốc Bắc. Cây địa hoàng bắt đầu được trồng ở Việt Nam từ năm 1958.
Sinh địa
Theo YHCT, Sinh địa có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, vào 4 kinh Tâm, Can, Thận và Tiểu trường, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, ức chế huyết đường, lợi tiểu, mạnh tim nên thường được dùng trong các bệnh thiếu máu, suy nhược, tiểu đường, chảy máu, rong kinh. Theo Dược điển, ngày dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác do lương y kê đơn.
Thục địa
Thục địa là rễ của Địa hoàng đã được nấu chín. Song việc chế biến Thục địa rất cầu kỳ.
Thục địa vị ngọt, tính ấm, vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ thận, sáng mắt, thính tai, đen râu tóc (tư dưỡng), làm cường tráng cơ thể, người lao tâm khổ tứ lo nghĩ, hoại huyết nên dùng. Liều dùng 8-16g một ngày, có thể dùng tới 40g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các loại thuốc khác.

---------------------------------------------------------------------------------------------
Địa hoàng là một vị thuốc quý mà theo y học cổ truyền Trung Hoa, đây là vị thuốc đứng đầu trong các loại thảo mộc, trị bách bệnh. Tác dụng của địa hoàng được biết đến trên nhiều hệ cơ quan khác nhau của cơ thể như : hệ thống miễn dịch, nội tiết, tim mạch, thần kinh, giúp chống khối u, ngăn ngừa oxy hóa và đặc biệt nó có tác dụng nổi trội trên hệ tạo máu. Từ 2000 năm trước, địa hoàng đã được các thầy thuốc sử dụng để dưỡng âm, thanh nhiệt, làm mát máu, trị các chứng chảy máu do huyết nhiệt như : chảy máu cam, chảy máu chân răng, tạng chảy máu, băng huyết, kinh nguyệt không đều.
Từ năm 1958, địa hoàng được nhập về Việt Nam và gieo trồng. Cho tới nay, số lượng các công trình nghiên cứu về cây địa hoàng đã tạo ra một nền tảng đồ kiến thức đồ sộ về vị dược liệu này.
Theo các kết quả nghiên cứu, trong địa hoàng chứa khoảng hơn 70 loại hợp chất hóa học, trong đó có nhiều hợp chất có tác dụng dược lý quan trọng. Phần lớn trong số đó là các hợp chất iridoid như catalpol, dihydrocatalpol, các flavonoid… Số lượng và các hợp chất chứa trong địa hoàng có thể thay đổi qua chế biến. Theo đó, 2 vị dược liệu là sinh địa hoàng và thục địa hoàng được chế biến từ địa hoàng đều là 2 vị thuốc quý với những tác dụng tương đối khác nhau.
Catalpol là hoạt chất có tác dụng dược lý chính trong địa hoàng, như : hạ đường  huyết, lợi tiểu, hạ  huyết áp, nhuận tràng, chống viêm.
1, Tác dụng cầm máu:
Theo TCM, địa hoàng có tác dụng cầm máu, làm lương huyết (làm mát máu), tăng cường tạo máu. Dịch chiết nước từ địa hoàng có tác dụng kích thích tăng sinh và biệt hóa tế bào máu từ các tế bào mẫu ở tủy xương. Cả rễ địa hoàng khô và tươi đều cho tác dụng cầm máu, chống tác dụng kéo dài thời gian đông máu gây ra bởi dùng aspirin.
Địa hoàng còn được dùng kết hợp với 1 số thảo dược để cầm máu trong trường hơp xuất huyết dạ dày : Trên lâm sàng, địa hoàng khi sử dụng kết hợp với hoàng kì trên bệnh nhân chảy máu dạ dày – ruột cho kết quả : làm giảm và dừng hẳn chảy máu sau 4-5 ngày sử dụng
2, Tác động lên quá trình đông máu
Địa hoàng có tác dụng ngăn chặn các bất thường của hệ tuần hoàn và tạo máu, làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh lý mãn tính. Theo một nghiên cứu về địa hoàng của các nhà khoa học Hàn Quốc, cho thấy, địa hoàng có tác dụng tăng cường chức năng của tiểu cầu và các thrombin tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông.
Dịch chiết 50% của địa hoàng trong cồn ethanol cho tác dụng kích thích hoạt tính của các fibrinogen (sợi tiêu huyết tham gia quá trình đông máu), ngăn biến dạng hồng cầu, giúp tăng số lượng tế bào hồng cầu
3, Tác động trên hệ tạo máu và tủy xương:
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, địa hoàng có tác dụng làm tăng đáng kể số lượng cả các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, làm tăng trọng lượng cơ thể của chuột bị suy tuyến giáp
4, Tác dụng chống khối u:
Trong một nghiên cứu của Chao và cộng sự, cho thấy, dịch chiết địa hoàng trong nước có tác dụng chống khối u và tham gia hoạt động cân bằng nội môi cơ thể, thông qua cơ chế tăng sinh tế bào lympho T ở chuột.
Ngoài ra Kohji và cộng sự còn phát hiện ra địa hoàng có tác dụng ức chế sự tăng sinh của tế bào Hela. Qua đó, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất việc sử dụng địa hoàng kết hợp với các thuốc điều trị trong bệnh ung thư phổi, ung thư gan.
5, Trên hệ thống miễn dịch:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dịch chiết địa hoàng trong các dung môi khác nhau sẽ cho tác dụng khác nhau trên hệ miễn dịch.
Dịch chiết nước của địa hoàng làm tăng số lượng tế bào lymphocyte ngoại vi ở chuột thông qua kích thích quá trình sinh tổng hợp DNA và protein-  vật liệu di truyền của tế bào lympho và đồng thời làm tăng cường đáng kể việc sản xuất interleukin-2 (là loại lymphokin do tế bào T tiết ra, là yếu tố kích thích tăng trưởng tế bào với vai trò quan trọng : kích thích hoạt động tế bào miễn dịch lympho B và tế bào NK diệt tự nhiên, tấn công tế bào đích), do đó giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó, địa hoàng làm tăng đáng kể số lượng tế bào miễn dịch lympho B, lympho T, đặc biệt trong các trường hợp suy giảm miễn dịch và khối u.
Không những vậy, địa hoàng giúp tăng giải phóng histamine và yếu tố hoại tử khối u.
Nước sắc Địa hoàng làm tăng hoạt tính tạo phân bào của phorbol myristat acetat và phytohemaglutimin trên tế bào lách của chuột cống trắng. Nhưng không có thể hiện khi không có các chất tạo phân bào trên. Điều này chứng tỏ Địa hoàng có tác dụng kích thích và điều hoà miễn dịch. Địa hoàng thể hiện hoạt tính ức chế miễn dịch trên in vivo của các hoạt chất 2 – phenylethyl glycosid, các jionosid A1 và B1. Khi thử nghiệm kết hợp sử dụng Địa hoàng và glucocorticoid ở trên thỏ, thấy Địa hoàng không làm mất tác dụng của corticoid, nhưng hạn chế các tác dụng không mong muốn của corticoid trên tuyến yên và thượng thận của thỏ (làm teo nhỏ tuyến thượng thận).
6, Tác dụng trên tim mạch:
Địa hoàng có tác dụng rất mạnh trên hệ tim mạch và các dịch chiết trong các dung môi khác nhau cũng sẽ cho tác dụng khác nhau.
Địa hoàng làm ức chế các chức năng tim, giúp hạ huyết áp, tăng cường chức năng tế bào cơ tim.
7, Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương:
Theo các báo cáo khoa học gần đây, nhóm hợp chất captalpol trong địa hoàng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh vùng đồi thị, thông qua khả năng chống oxy hóa và tiêu hủy tế bào, điều hòa biểu hiện gen của tế bào đệm thần kinh có nguồn gốc từ tế bào dưỡng thần kinh.
Dịch chiết địa hoàng có tác dụng an thần do làm tăng thời gian ngủ kiểu phenobarbital ở chuột và chống trầm cảm do stress. Địa hoàng là vị thuốc tiềm năng được đề nghị trong điều trị Alzheimer và Parkinson, cũng như các chứng thiếu mãu não cục bộ khác.
8, Tác dụng trên hệ tạo xương:
Các nghiên cứu cho thấy, địa hoàng có tác dụng tăng cường  hoạt động trao đổi chất của tế bào xương, kích thích hoạt động của tế bào tạo xương và ức chế quá trình hủy xương.
Địa hoàng giúp ức chế quá trình mất xương, giúp tăng mật độ xương trong bệnh loãng xương, thông qua nhiều cơ chế phối hợp giữa IL-β, TNF – α, PGE 2  và sự tăng cường biểu hiện gen của COX-2.
9, Tác động trên hệ nội tiết và chuyển hóa đường glucose:
Địa hoàng không chỉ giúp dưỡng âm, khắc phục tình trạng thiếu âm, mà còn  giúp cải thiện những bất thường trong hoạt động nội tiết của tuyến giáp.
Dịch chiết rễ địa hoàng giúp làm tăng tiết corticosteroid trong những trường hợp bị ức chế tiết tự nhiên bởi dexamethasone. Điều này gợi ý rằng, dịch chiết rễ địa hoàng giúp làm giảm ảnh hưởng của glucocorticoid trên chức năng nội tiết của tuyến yên.
Theo y học cổ truyền Trung Hoa, địa hoàng được coi là vị thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường. Địa hoàng giúp điều hòa đường huyết thông qua việc, tăng cường hoạt động của enxyme phân giải đường glucokinase, kích thích tăng tiết insulin giúp tăng chuyển glucose vào tế bào, giảm glycogen ở gan.
Trên bệnh nhân tiểu đường, địa hoàng làm giảm đường huyết rõ rệt.
10, Tác dụng chống lão hóa:
Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, địa hoàng có ảnh hưởng đáng kể trong việc chống oxy hóa của các tế bào não.
11, Tác dụng ức chế tiết acid dịch vị và chống viêm loét dạ dày:
Dịch chiết địa hoàng trong cồn có tác dụng ức chế tiết acid tại dạ dày, ngăn chặn hình thành vết loét và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét.
12, Giảm albumin niệu và tăng cường chức năng thận:
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, cho thấy, dịch chiết 10% trong nước của địa hoàng giúp làm giảm bài tiết protein qua đường tiết niệu, tăng cường chức năng thận.
13, Bảo vệ gan:
Theo nghiên cứu của Gao và Liu, địa hoàng có tác dụng tăng cường hoạt động chống oxy hóa của glutathione tại gan, ức chế sự oxy hóa lipid, tăng cường chức năng tế bào miễn dịch
14, Điều trị các bệnh viêm tai giữa:
Một số báo cáo đã chỉ ra rằng, glycoside iridoid  có tác dụng hiệu quả trong việc dọn dẹp các gốc tự do.
Theo đó, dễ dàng nhận thấy địa hoàng là vị thuốc quý giúp cầm máu trong các bệnh lý chảy máu, suy giảm tiểu cầu tới từ cả nguyên nhân miễn dịch tự miễn hoặc sau nhiễm trùng, sau nhiễm H. pylori (gây loét dạ dày tá tràng), suy giảm miễn dịch (HIV) hay viêm gan (B, C). Đồng thời, địa hoàng có tác dụng kiểu corticoid mà không gây tác dụng phụ như corticoid trên bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu ITP.
Nhờ các tác dụng quý của mình, địa hoàng được chọn là vị thuốc “quân” trong công thức sản phẩm ITP Bloodwell.

Tài liệu tham khảo:
1,Biren N. Shah1 , Pankaj B. Patel2*, Ankit B. Patel2 , Bhavesh S. Nayak1 and Dikshit C. Modi1 . REHMANNIA GLUTINOSA – A PHYTO-PHARMACOLOGICAL REVIEW,
Pharmacologyonline 1: 737-753 (2010) Newsletter Biren et al.
2, Libosch. ex Fisch & C.A. Mey. Rehmannia glutinosa, Chinese Foxglove, 2009.









Leave a Comment Read More

Hoàng kỳ và các tác dụng dược lý quan trọng

Tên khác: Miên Hoàng kỳ, Tiễn kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ.
Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch) Bge  Thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Phần dùng làm thuốc:
- Rễ (Radix Astragali).

Thành phần hóa học:
- Theo Sở dược thuộc Viện nghiên cứu y học Bắc kinh: trong Hoàng kỳ có Cholin, Betain, nhiều loại Acid Amin và Sacarosa.
- Theo Lý Thừa Cố (Sinh dược học 1952): trong Hoàng kỳ có Sacarosa, Glucosa, tinh bột, chất nhầy, gôm, hơi có phản ứng Alcaloid.
- Trong Hoàng kỳ có Sacarosa, nhiều loại Acid Amin, Protid (6,16- 9,9%), Cholin, Betain, Acid Folic, Vitamin P, Amylase (Trung Dược Học).
- Trong Hoàng kỳ có 2,4’ - Dihyroxy - 5,6 - Dimethoxyisoflavane, Choline, Betaine, Kumatakenin, Sucrose, Glucoronic Acid, b-Sitosterol (Chinese Hebral Medicine).
- Soyasaponin I, Calycosin-7-O-b-D-Glucoside, 2’-Hydroxy-3’, 4’-Dimethoxyisoflavane-7-O-b-D-Glucoside, 9,10-Dimethoxypterocarpan-3-O-b-D-Glucoside (Vương Đức Khiêm – Trung Thảo Dược 1989, 20 (5): 198.
- Palmatic acid, Linoleic acid, Linolenic acid (Lưu Thiên Bồi – Gian Tô y Dược 1978, 2: 32).
- Coriolic acid (Subarnas Anas và cộng sự Planta Med, 1991, 57 (6): 590.
Tác dụng dược lý:
- Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể: Hoàng kỳ làm tăng chức năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, nếu cùng dùng với Linh chi, Đảng sâm thì tác dụng càng rõ. Người bình thường sau khi cho uống nước  sắc Hoàng kỳ thì IgM, IgE và cAMP trong máu tăng lên rõ, SIaA trong nước  miếng giảm rõ. Hoàng kỳ và Polysaccharide của nó có khả năng làm cho tế bào tương của lách súc vật tăng sinh, thúc đảy sự hình thành kháng thể và nâng cao tính miễn dịch của thể dịch. Hoàng kỳ không những làm tăng cường chức năng miễn dịch mà lại còn có tác dụng điều tiết 2 chiều, có thể coi Hoàng kỳ như 1 vị thuốc điều tiết miễn dịch (Trung Dược Học).
- Thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể: Làm thí nghiệm mỗi ngày: thụt vào bao tử chuột nhắt nước  sắc Hoàng kỳ trong 3 tuần, chuột khỏe lên. Hoàng kỳ dùng trong nuôi dưỡng tế bào làm cho tế bào sinh trưởng nhanh, số lượng tế bào hoạt động tăng lên nhiều, tuổi thọ kéo dài. Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy thuốc làm tăng cương1 chuyển hóa sinh lý của tế bào, tác dụng này có thể do thuốc có tác dụng điều chỉnh cAMP cGMP trong tế bào. Hoàng kỳ có thể thúc đẩy sự chuyể hoa Protid của huyết thanh và gan, đây cũng là  1 mặt quan trọng của tác dụng ‘Phù Chính’ của thuốc (Trung Dược Học).
- Tác dụng lợi tiểu: Nước  sắc và cao lỏng Hoàng kỳ đối với súc vật thực nghiệm (chuột cống, thỏ, chó...) và người thường đều có tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Súc vật sau khi uống thuốc, lượng nước  tiểu tăng 64% (Trung Hoa Y Học Tạp Chí,  47 (1): 7-11, 1961) nhưng phạm  vi liều lượng có hiệu quả hẹp, liều thấp không có tác dụng, ngược lại, liều quá cao lại làm cho nước  tiểu giảm(Tác Dụng Hạ Áp Và Lợi Niệu Của Hoàng Kỳ, Dược Học Học Báo 12 (5), 319-324, 1965).      
- Tăng Lực co bóp của của tim bình thường: đối với trạng thái suy tim do mệt mỏi hoặc  do nhiễm dộc, tác dụng cường tim của thuốc càng rõ. Dịch tiêm Hoàng kỳ có tác dụng 100% làm cho mạch co bóp và làm  nhanh nhịp tim cô lập của thỏ (Trung Dược Học).
- Hạ áp: Nước  sắc, cao lỏng, cồn Hoàng kỳ tiêm dưới da hoặc  tĩnh mạch cho súc vật đã gây mê đều có tác dụng hạ áp nhanh nhưng thời gian ngắn. Tác dụng hạ áp có thể do thuốc làm dãn mạch ngoại vi ( Trung Dược Ưùng Dụng Lâm Sàng). Thí nghiệm trên chuột bạch và chuột lang còn chứng minh thuốc có tác dụng tăng sứ đề kháng của mao mạch, do đó, có thể đề phòng hiện tượng thẩm thấu của mao mạch tăng mạnh do Clorofoc, Histamin tạo nên (Trung Dược Học).
- Đối với Thận và niệu đạo:
Trên lâm sàng cho thấy Hoàng kỳ cùng dùng với Đảng sâm trị đạm niệu do Thận hư nhiễm mỡ. Nếu dùng liều cao thuốc có tác dụng làm giảm đạm niệu. Có báo cáo cho bằng dùng bột Hoàng kỳ tốt hơn (Trích Luận Văn Hội Nghị Khoa Học Sinh Lý Trung Quốc, trang 135,1964). 
Dùng lượng lớn Hoàng kỳ có thể giảm phù và cải thiện trạng thái dinh dưỡng của cơ thể (Trích Luận Văn Báo Cáo  Tại Hội Nghị Khoa Học Sinh Lý Toàn Quốc Trung Quốc Lần Thứ 2, trang 13,1963).
- Kháng Khuẩn: trong ống nghiệm thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lỵ Shigella, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, tụ cầu vàng (Trung Quốc Tạp Chí 1947, 67: 648-656,).
- Đối với tử cung: dịch tiêm Hoàng kỳ có tác dụng hưng phấn co bóp tử cung cô lập của chuột cống 100%. Nước  sắc Hoàng kỳ có tác dụng ức chế ruột cô lập của thỏ. Polysaccharide Hoàng kỳ có tác dụng kháng tế bào ung thư. Dịch tiêm Hoàng kỳ trong ống nghiệm có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi thai gà (Trung Dược Ưùng Dụng Lâm Sàng).
- Đối với gan: Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ gan, chống giảm sút Glycogen ở gan (Trích Luận Văn Báo Cáo Tại Hội Nghị Học Thuật Của Hội Dược Học Trung Quốc 1963, trang 332-333). 
Leave a Comment Read More

Khám phá cỏ nhọ nồi dưới con mắt của thầy thuốc đông y

Cỏ Nhọ nồi (còn có tên Cỏ mực, Hạn liên thảo) vị chua, ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can, thận; có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong huyết. Gần đây, Y học cổ truyền đã có nhiều ứng dụng mới về cỏ Nhọ nồi trên lâm sàng, đạt hiệu quả tốt.
Theo sách “Thần nông bản thảo”,  cỏ nhọ nồi  được cho là “ thuốc cầm máu nổi tiếng”, chuyên dùng chữa xuất huyết nội tạng ( xuất huyết dạ dày,  tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh, chảy máu cam). Sách đường bản thảo viết: người bị chảy máu dữ dội, sử dụng cỏ nhọ nồi đắp sẽ cầm nhanh. Bản kinh ( cách đây 2000 năm) viết : “chảy máu không cầm, đắp cỏ mực cầm ngay”. Viện quân y cùng bệnh viện Đống Đa từng dùng cỏ nhọ nồi chống dịch sốt xuất huyết vào năm 1969 trên 230 bệnh nhân nội trú, kết quả 99.6% khỏi bệnh

Cỏ nhọ nồi chữa gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là cả một quá trình tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến các tạng phủ của cơ thể, làm chức năng tạng phủ bị tổn thương. Bệnh lâu ngày vào thận, thận tinh dần hao tổn, thuỷ (thận) không nuôi dưỡng được mộc (can), ắt can kém sơ tiết, tỳ kém kiện vận, lipit huyết vận hoá không bình thường, tích ứ ở huyết làm tắc nghẽn can lạc mà thành gan nhiễm mỡ. Mỡ tồn đọng lâu ngày ở can, can uất lâu ngày tất sinh nội nhiệt. Can tàng huyết nên thành nhiệt huyết.
Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30 - 100g, Nữ trinh tử 20g, Trạch tả 15g, Đương quy 15g; Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, Chỉ củ tử (hạt Khúng khéng) 15g, Bồ công anh 15g; người bị viêm gan virut, nhất là viêm gan B mạn thì thêm: Phong phòng 15g, Bán biên liên 20g, Hổ trượng 15g. Người bị bệnh đái đường, thêm: Huyền sâm 15g, Thương truật 15g; người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: Đại hoàng 6 - 10g, Hà diệp (lá sen) 15g; người tỳ hư thêm Phục linh 12g, Bạch truật 20g. Mỗi ngày uống một thang.

Cỏ nhọ nồi chữa bạch biến
Bệnh này, một là do phong tà từ ngoài xâm nhập vào da, tấn công lỗ chân lông làm cho huyết khí ứ trệ, tắc mao khiếu, không nuôi dưỡng được da; hai là do bên trong huyết hư sinh phong, lại thêm khí trệ huyết ứ, gốc thì hư mà ngọn thì thực
Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30g, Sa uyển tử 15g, Sinh hà thủ ô 30g, Bạch chỉ 12g, Đương quy 10g, Xích thược 10g, Đan sâm 15g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Thiền thoái 6g; sắc uống ngày một thang; 15 ngày là một liệu trình.
Trong bài thuốc: Cỏ nhọ nồi, Đương quy, Sinh hà thủ ô, Đảng sâm, Bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; Bạch chỉ, Thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; Đan sâm, Xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch. 
Cỏ nhọ nồi trị eczema trẻ em
Cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, giã lấy nước, cho vào nồi hấp 15 - 20 phút (tiệt trùng), để nguội, bôi chỗ đau, ngày vài ba lần, hoặc 50g Cỏ nhọ nồi khô (nếu không có tươi) sắc lấy nước rồi cô đặc, bôi chỗ đau; thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi.
Theo Y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng Cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.

(Theo Trung y tạp chí)

GS. Phạm Đình Sửu
Leave a Comment Read More

Địa hoàng – Vị thuốc “quân” trong công thức thảo dược cho bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu.

Xuất huyết giảm tiểu cầu ITP là một bệnh lý tự miễn về huyết học, trong đó, bệnh nhân mắc ITP thường có có các triệu chứng chảy máu bất thường, và khó cầm, như : các nốt/mảng bầm tím trên da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh, thậm chí chảy máu tiêu hóa, xuất huyết tạng, xuất huyết nội sọ, đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Một vấn đề lớn đối với bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng chảy máu bất thường ngay khi cơ thể không có va chạm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống  sinh hoạt, làm việc, và vận động của người bệnh.
Trong khi đó, các loại thuốc điều trị sử dụng trên bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu lại tạo ra một nghịch cảnh khi bên cạnh những tác dụng điều trị mà nó mang lại thì những tác dụng phụ đi kèm cũng gây ra quá nhiều bất lợi cho bệnh nhân.
Do đó, việc cân nhắc nguy cơ, lợi ích trước mỗi quyết định điều trị là vấn đề nan giải cho cả bệnh nhân và người bệnh.

Những vị thuốc thảo dược được tìm đến, như một cứu cánh nhằm hướng tới sự an toàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị cho bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu.
Các thảo dược tác dụng trên hệ máu và tạo máu được nghiên cứu. Và địa hoàng là vị thuốc đứng đầu trong danh sách lựa chọn.


Địa hoàng là vị thuốc quý thuộc nhóm dược liệu có tác dụng bổ huyết, lương huyết, chỉ huyết. Từ những ngày đầu của nền y học cổ truyền Trung Hoa, địa hoàng đã được các thầy thuốc dân gian sử dụng cho nhiều nhóm bệnh nhân khác nhau. Chính vì vậy, trong những bản thảo ghi chép y khoa từ xa xưa, các thầy thuốc đã viết rằng đây là loại thảo dược quý, trị bách bệnh.
Theo các cách chế biến khác nhau, các thầy thuốc đã cho ra 2 vị thuốc từ loại thảo dược  này: sinh địa, thục địa. Mỗi vị thuốc, có những hoạt tính khác nhau để phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân.
Là vị thuốc quý, địa hoàng có tác dụng ngăn chặn các bất thường của hệ tuần hoàn và tạo máu, làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh lý mãn tính (điển hình như bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn). Địa hoàng đặc biệt được sử dụng nhiều cho các bệnh nhân gặp các vấn đề về máu : thiếu máu, chảy máu bất thường nhờ nhiều tác dụng như:
1, Tác dụng bổ huyết, tăng tạo máu, tốt cho bệnh nhân thiếu máu:
Theo y học cổ truyền Trung Hoa, địa hoàng sử dụng tốt cho bệnh nhân thiếu máu, nhờ tác dụng bổ huyết.
Các nhà khoa học ngày nay đã chứng minh được rằng, dịch chiết nước từ địa hoàng có tác dụng kích thích tăng sinh và biệt hóa các tế bào máu từ các tế bào mẫu ở tủy xương. Địa hoàng làm tăng đáng kể số lượng các tế bào máu, bao gồm cả 3 dòng tế bào: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
2, Tác dụng lương huyết, chỉ huyết (làm mát máu và cầm máu)
Các đại phu Trung Hoa, từ xưa đã sử dụng địa hoàng để dưỡng âm, thanh nhiệt, làm mát máu, dùng cho các chứng bệnh như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, tạng chảy máu, băng  huyết  hay kinh nguyệt không đều.
Theo một nghiên cứu về địa hoàng của các nhà khoa học Hàn Quốc, cho thấy, địa hoàng có tác dụng tăng cường chức năng của tiểu cầu và các thrombin tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông.
Dịch chiết 50% của địa hoàng trong cồn ethanol cho tác dụng kích thích hoạt tính của các fibrinogen (sợi tiêu huyết tham gia quá trình đông máu), ngăn biến dạng hồng cầu, giúp tăng số lượng tế bào hồng cầu.
Cả rễ địa hoàng khô và tươi đều cho tác dụng cầm máu, chống tác dụng kéo dài thời gian đông máu gây ra bởi dùng aspirin.
Địa hoàng còn được dùng kết hợp với 1 số thảo dược để cầm máu trong trường hơp xuất huyết dạ dày : Trên lâm sàng, địa hoàng khi sử dụng kết hợp với hoàng kì trên bệnh nhân chảy máu dạ dày – ruột cho kết quả : làm giảm và dừng hẳn chảy máu sau 4-5 ngày sử dụng.
Chính nhờ những tác dụng tích cực trên quá trình đông máu, tạo máu của địa hoàng, mà vị thuốc này được lựa chọn sử dụng trong công thức thảo dược giành cho bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu: ITPBloodwell.
ITPBloodwelllà sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược, sử dụng an toàn cho bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên với hiệu quả cao trong việc cầm máu, tăng số lượng và chất lượng tế bào tiểu cầu trong cơ thể.


ITPBloodwell
Thành phần : địa hoàng, hoàng kỳ, cỏ nhọ nồi, long nha thảo, trạch tả, diệp hạ châu.
Công dụng : Giúp tăng cường sức khỏe, giúp cầm máu, giảm nguy cơ chảy máu như: Ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, đi tiểu ra máu.
-Hỗ trợ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu.
-Sản phẩm tốt cho người bị chảy máu dạ dày, xuất huyết dưới da…
Cách dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3-4 viên, uống tốt nhất khi đói, trước ăn 30 – 60 phút.
Quy cách bao gói: Hộp – 60 viên/hộp
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
 SĐK (Reg. No): 3848/2015/ATTP-XNCB
Sản phẩm của TS. Hoàng Xuân Ba, được Mỹ cấp bằng sáng chế cho công thức kết hợp thảo dược và được sản xuất dựa theo sự chuyển giao công nghệ của Fuma Nature – Mỹ.











Leave a Comment Read More

Tác dụng cầm máu và cái tên "tiên hạc thảo"

Tiên hạc thảo (hay long nha thảo) là tên gọi của một vị thuốc cầm máu, được dân gian sử dụng từ rất nhiều năm trước.
Tiên hạc thảo là vị thuốc gắn liền với câu chuyện thần thoại về chàng tú tài bị sốt cao, chảy máu cam trên đường đi thi, đã được cứu chữa nhờ một loại cây thuốc do chim hạc đưa tới. Long nha thảo hay tiên hạc thảo là vị thuốc chuyên trị bệnh ưa chảy máu (Haemophilla), ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu…
Đã từ lâu,  nhân dân dùng long nha thảo làm thuốc cầm máu chữa bệnh đi đại tiện ra máu, thổ huyết, ho ra máu, đổ máu cam, tử cung xuất huyết.

Long nha thảo là loại cây mọc nhiều ở các nước thuộc Bắc bán cầu, thường được sử dụng để trị chứng đau cổ, đắp lên vết rắn cắn, để làm săn se và chữa lành vết thương, mụn nhọt, lở loét ngoài da và dùng cho các bệnh lý tại gan.
Thành phần có tác dụng dược lý trong long nha thảo :
Quercetin và các flavonoids như : tiliroside, kaempferol 3-O-alpha-L-rhampyranoside, quercetin 3-O-alpha-L-rhampyranoside, quercetin 3-O-beta-D-glucopyranoside, kaempferol 3-O-beta-D-glucopyranoside, kaempferol, apigenin, và luteolin.
Một số tác dụng của long nha thảo đã được nghiên cứu chứng minh và sử dụng rộng rãi trên lâm sàng, như:
1.Tác dụng cầm máu: Trên lâm sàng đã lâu Tiên hạc thảo được dùng làm thuốc cầm máu.
2.Tác dụng với hệ tuần hoàn: Rượu Tiên hạc thảo chích tĩnh mạch cho thỏ và chó đã gây mê làm tăng huyết áp, hưng phấn hô hấp. Nước thuốc cho một phần cồn chiết xuất, trái lại làm hạ huyết áp của thỏ. Thuốc nước và Tiên hạc thảo tố ( Agrimonie) đều có tác dụng cường tim ếch cô lập, tăng nhịp tim và cường độ co bóp của tim. Còn chiết xuất cồn một phần của nước thuốc đối với tim ếch cô lập lại có tác dụng ức chế.
3.Tác dụng đối với cơ trơn: Cồn chiết xuất một phần của nước chiết xuất Tiên hạc thảo, nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn ruột cô lập chuột lang, nếu nồng độ cao thì ức chế ruột, do có tác dụng ức chế hoạt động của acetylcholinesterase.
4.Tác dụng kháng viêm: Nước chiết xuất hoặc cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng kháng viêm ( tiêu viêm) đối với viêm kết mạc mắt thỏ thực nghiệm.
5.Tác dụng kháng khuẩn: thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lî Flexner, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao ở người.
Đặc biệt mới đây nhất (năm 2014), các nhà kho học đã chứng minh được tác dụng của ức chế và diệt virus cúm của long nha thảo.  Theo đó, cho thấy dịch chiết của Long nha thảo có hiệu quả cao đối với cả ba biến chủng của virus cúm ở người bao gồm cả H1N1 và cúm A H3N2 và virus cúm B, thông qua việc ức chế tổng hợp  RNA của virus. ((Microbiol Immunol. Jan 2010; Sở Công nghệ sinh học, Cao đẳng Khoa học đời sống và công nghệ sinh học, Đại học Yonsei, Seoul 120-749.)
6.Diệt trùng roi: Nước sắc lá thân non của cây Tiên hạc thảo có tác dụng diệt trùng roi.
7.Thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư: thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư (S180) chuột trắng in vitro cấy tế bào chứng minh Tiên hạc thảo có tác dụng diệt 100% tế bào ung thư nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào bình thường.
Cao nước Tiên hạc thảo có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư ở người JTC-26, nhưng đối với sự phát triển của tế bào bình thường và tế bào xơ hóa không có tác dụng ức chế.
8.Những tác dụng khác của Tiên hạc thảo: Thuốc có tác dụng ức chế cảm giác đau của thỏ, tác dụng hạ đường huyết, hạ thấp chuyển hóa cơ bản của chuột lớn và có tác dụng hưng phấn đối với cơ vân đã mệt mỏi. Thuốc làm tăng độ bền của hồng cầu của thỏ và chuột nhắt.
9, Tăng huyết áp nhẹ : do tác dụng co mạch.
10, Kích thích trung khu hô hấp : ở liều cao, long nha thảo làm tăng hoạt động hô hấp lúc ban đầu, nhưng về sau lại suy yếu.
11, Làm hạ đường huyết

Leave a Comment Read More

Hình thức mua hàng

Nhằm hỗ trợ tối đa cho quý khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm ITPBloodwell, chúng tôi áp dụng các hình thức mua hàng và thanh toán như sau:
-          Mua hàng tại hệ thống các nhà thuốc và đại lý gần nhất trên toàn quốc:
+ Quý khách vui lòng gọi điện trực tiếp tới số hotline của công ty 0912 227 270, hoặc truy cập website: itpbloodwell.vn để có thông tin chi tiết các địa chỉ phân phối sản phẩm trên toàn quốc.
-          Mua  hàng trực tiếp với công ty:
+ Gọi điện đặt hàng (theo số điện thoại : 0912 227 270 hoặc 04 62 81 28 46),.
+ Đặt hàng trực tiếp trên website itpbloodwell.vn. Sau khi nhận được thông tin đơn hàng, chúng tôi sẽ gửi email hoặc gọi điện xác nhận đơn hàng.
Chúng tôi sẽ giao hàng trong thời gian sớm nhất hoặc theo thời gian mà khách hàng yêu cầu, bằng đường chuyển phát nhanh (với khách hàng ở xa) hoặc giao hàng trực tiếp với khách hàng trong nội thành Hà Nội.
Quý khách hàng có thể thanh toán theo 2 hình thức:
Thanh toán COD : Chúng tôi sẽ chuyển hàng cho quý khách ngay sau khi xác nhận đơn hàng, quý khách sẽ thanh toán trực tiếp cho nhân viên giao hàng của chúng tôi hoặc nhân viên bưu điện, khi nhận hàng.
Thanh toán qua chuyển khoản : Quý khách vui lòng chuyển khoản trước giá trị đơn hàng vào tài khoản ngân hàng của công ty. Sau khi nhận được tiền chuyển khoản, chúng tôi sẽ gọi điện thông báo và chuyển hàng cho quý khách.

Leave a Comment Read More

Phản hồi gần đây